Hỗ trợ

028. 38. 45. 41. 40

Blended Learning Và Phương Thức Học Hybrid Tại Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của giáo dục toàn diện trên toàn thế giới cũng như tác động từ đại dịch COVID-19, các phương pháp giảng dạy đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi các phương pháp giảng dạy cũng diễn ra quyết liệt ở các cơ sở giáo dục, trong đó không thể không kể đến Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH). Trong làn sóng đổi mới phương pháp giảng dạy đó, phương pháp đào tạo phối hợp (Blended learning) được coi là một phương pháp tối ưu và mang đến hiệu quả giảng dạy cao nhất hiện nay với sự kết hợp đồng bộ giữa mô hình giảng dạy trực tiếp và trực tuyến, tạo cho người học những trải nghiệm học tập hiệu quả và tuyệt vời.

Tuy vậy, phải nói rằng, việc chuyển đổi phương pháp giảng dạy sang phương pháp Blended Learning đòi hỏi một quá trình nghiên cứu nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, và đầu tư kỹ càng về nhiều mặt bởi việc xây dựng các tài liệu học tập đa phương tiện (Multimedia) trong phương pháp này là điều bắt buộc, hiển nhiên và không thể thiếu. Hơn nữa, hãy nhớ rằng điểm đặc trưng của Blended Learning là sự kết hợp giữa phương thức học truyền thống và học trực tuyến, chính vì thế cần phải có sự sắp xếp, phân chia từ nội dung đến thời lượng môn học nhằm giúp cho hai phương pháp này có thể bổ trợ dưới hình thức đồng bộ và không đồng bộ, và phát huy tối đa hiệu quả của việc học tập.

Tại UEH, mặc dù Blended Learning chưa hoàn toàn được triển khai đại trà ở các chương trình đào tạo nhưng từ năm 2016 phương án 30% thời lượng môn học là trực tuyến và 70% là trực tiếp (offline) cũng đã được áp dụng thông qua việc giảng dạy phối hợp cùng hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS). Và tiếp nối theo định hướng đó, UEH cũng đã triển khai thí điểm việc biên soạn một số môn học theo phương pháp Blended Learning từ giữa năm 2021. Việc thực hiện chuyển đổi sang Blended Learning đạt hiệu quả, cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định sau:

Tích cực hóa hoạt động học tập của người học

Đưa nguyên tắc tích cực hóa hoạt động học tập là quá trình tổ chức, dẫn dắt để người học tự tìm hiểu kiến thức. Đồng thời tạo điều kiện, cơ hội để người học phát hiện, giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, chủ động. Nguyên tắc này được đặc trưng bởi ba khía cạnh tư tưởng cơ bản: Thứ nhất, đề cao tính nhân văn trong giáo dục thông qua việc thừa nhận và tôn trọng cá tính, mục tiêu, lợi ích và cái riêng của người học. Thứ hai, đề cao sự năng động của người học thông qua việc đẩy mạnh sự tham gia của người học trong các hoạt động tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra và đánh giá. Để sau cùng người học có thể có được nền tảng trong tư duy sáng tạo, rèn luyện tư duy độc lập cho người học. Thứ ba, nâng cao vai trò hướng dẫn, dẫn dắt của người dạy trong việc: kích thích, tạo điều kiện cho sự phát triển tiềm năng ở mỗi học viên; ngoài ra, cụ thể hóa các nhiệm vụ thiết kế, điều phối, thể thức hóa… chương trình đào tạo.

Tận dụng ưu thế của học trực tuyến phối hợp với học trực tiếp để xây dựng chương trình đạt chuẩn đầu ra tương đương           

Học trực tuyến là một hình thức học tập với rất nhiều ưu điểm đáng kể, từ tiết kiệm thời gian, chi phí đến cá nhân hóa lộ trình, mục tiêu học tập cũng như là làm chủ được tốc độ học. Có thể nói mô hình này chỉ có một nhược điểm duy nhất là tính tương tác không cao. Tuy nhiên, nhược điểm của học trực tuyến cũng là ưu điểm của học trực tiếp. Và đó cũng là đặc trưng, là ưu điểm của phương thức đào tạo kết hợp. Vì vậy, để quy trình chuyển đổi đạt hiệu quả, cần giữ vững nguyên tắc tận dụng ưu thế của học trực tuyến phối hợp với học trực tiếp, hướng đến chương trình đào tạo theo phương thức kết hợp đạt chuẩn đầu ra tương đương.

Lớp học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại UEH

Kết hợp hoạt động học tập với phương thức đánh giá phù hợp        

Đánh giá kết quả học viên là một bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chương trình đào tạo. Vì đánh giá kết quả không chỉ cho biết năng lực của người học mà còn là hiệu suất của người dạy và phương pháp giảng dạy. Vậy nên, cần thiết phải xây dựng dựa theo nguyên tắc kết hợp các hoạt động học tập với phương thức đánh giá phù hợp để vừa có thể triển khai, vừa có thể kiểm soát được tiến trình thực hiện.

Đối với hoạt động của giảng viên

Cần xây dựng kịch bản cho các hoạt động trực tuyến cho sinh viên; Chuẩn bị nội dung đưa vào hệ thống LMS như: đề cương chi tiết môn học, sách (textbook), tài liệu tham khảo (sách, audio, video, …), slides/bài giảng theo tiêu chuẩn e-learning, và hệ thống các bài tập đánh giá trực tuyến; Định nghĩa và thiết kế toàn bộ nội dung môn học trong môi trường LMS; và tất cả các hoạt động trao đổi, giảng trực tuyến, theo dõi hoạt động trực tuyến của sinh viên, chấm điểm – phản hồi đánh giá đến sinh viên, thống kê – đánh giá các hoạt động của sinh viên.

Phương pháp học tập dù là trực tiếp (Face-to-Face), trực tuyến (eLearning) hay phối hợp (Blended) thì cách thức truyền tải kiến thức phải được thiết kế theo đúng bản chất của nó. Nghĩa là, khi trực tiếp thì người dạy và người học buộc phải hiện diện tại giảng đường ở tất cả các buổi học; khi trực tuyến thì người học có thể ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào cũng có thể học cùng với sự hỗ trợ của thiết bị điện tử (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh) và đường truyền internet; và khi phối hợp thì người dạy và người học sẽ có những buổi học trực diện và những buổi học trực tuyến dựa theo thiết kế của đề cương môn học.

Như vậy, phương thức dạy học Hybrid mà UEH đã áp dụng trong ba tuần lễ đầu của Học kỳ đầu 2022 có phải là blended không. Câu trả lời là KHÔNG mà nó chỉ đơn giản là nhằm mục đích thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn tiến khá phức tạp ở nhiều địa phương, vừa đáp ứng điều kiện dạy-và-học của sinh viên, giảng viên một cách uyển chuyển và phù hợp nhất. Theo đó, giảng viên sẽ đến lớp dạy học với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học thông minh và người học có thể lựa chọn học tại lớp hay học từ xa tùy theo nhu cầu của họ cũng như phải thỏa mãn được các điều kiện về y tế mà nhà trường đưa ra khi muốn đến lớp học cùng giảng viên. Nói cách khác, hybrid chỉ là cách chúng ta dạy-và-học ở nhà hay ở lớp mà thôi. Nó không phải là phương pháp học tập blended như đã trình bày phía trên.

Có thể nói UEH đã quyết định đưa ra phương thức này trong điều kiện hiện nay là hoàn toàn phù hợp và cũng đã đón nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cả phía giảng viên và sinh viên.“Tôi rất là vui vì hơn 1/5 các bạn sinh viên của lớp đến học trực tiếp, mọi người rất phấn khởi và ngay đầu giờ các em đã chia sẻ rằng cũng mong đi học offline lại. Đa phần các bạn ở nhà cũng cho biết rằng sau Tết sẽ quay lại học trực tiếp. Về cơ sở vật chất thì mọi thứ đều rất ổn, cả giảng viên và sinh viên thích ứng nhanh. Về phần an toàn, vừa đến trường mọi người đã thực hiện ng tác khai báo, đo nhiệt độ và trong lớp học cũng dặn dò các bạn sinh viên thực hiện việc giãn cách, bản thân mình cảm thấy khá là an toàn và an tâm.” – Cô Hoàng Thị Mỹ Duyên, Giảng viên Khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing chia sẻ.

“Việc được quay lại trường học trực tiếp em cảm thấy rất vui, sau khoảng 3 – 4 tháng trời nghỉ dịch tụi em mới được tương tác trực tiếp lại với nhau. Vào trường cũng cảm thấy an toàn vì mọi người đều đã tiêm vaccine, đều được đo thân nhiệt và ng tác kiểm soát ra vào cũng kỹ lưỡng.” – Bạn Hồ Việt Minh Trí, sinh viên Khóa 45 ĐHCQ chia sẻ.

Cùng chung tâm trạng háo hức trở lại trường, bạn Liên Nhật Nam, sinh viên Khóa 46 ĐHCQ cho biết: “Em thật sự cảm thấy rất vui vì được quay trở lại học tập trực tiếp và được gặp lại bạn bè. Bên cạnh đó, bản thân em thấy việc học tập trực tiếp giúp em có hứng thú học và tương tác được với giảng viên cùng các bạn sinh viên trong lớp nhiều hơn. Em nghĩ rằng, học kỳ này với việc học trực tiếp sẽ giúp em có kết quả tốt hơn so với học kỳ học online”.

Dạy và học trong kỷ nguyên cách mạng 4.0 đòi hỏi cơ sở đào tạo, người dạy, người học và các bộ phận hỗ trợ phải có nhiều thay đổi để thích nghi. Trong bối cảnh này, ứng dụng ng nghệ thông tin vào đào tạo trực tuyến trở thành một phần tất yếu của hoạt động đào tạo. Áp lực cạnh tranh trong nước và quốc tế trong giáo dục theo đó cũng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Giáo dục đại học đã, đang, và sẽ thay đổi sâu rộng ở rất nhiều khía cạnh từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, trách nhiệm của người học đến phương pháp tiếp cận môn học… Từ đó, giáo dục nhất thiết phải trở thành một hệ sinh thái mà mọi người có thể cùng học tập mọi lúc, mọi nơi với các thiết bị được kết nối.

Xem toàn bộ bài nghiên cứu Chuyển đổi số trong giao dục: Blended Learning Tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tại đây. Nhóm tác giả: TS. Đinh Tiên Minh, ThS. Võ Hà Quang Định, Trường Kinh doanh UEH.

Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp giai đoạn năm 2022 “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả đón xem Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #28 “Vai Trò Các Trường Đại Học, Viện Nghiên Cứu Trong Chuyển Đổi Số Nền Kinh Tế Hướng Tới Phát Triển Đô Thị Thông Minh Tại Việt Nam.

Tin, ảnh: Nhóm tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông UEH.

Bài viết liên quan

toto slot toto 4d rupiahtoto rupiahtoto slot